Người theo dõi

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2018

DỒN MA GIÁO 1997 CỦ CÔNG SẢN VÀO THẾ ĐƯƠNG CÙNG

1. Dồn Chi Phái 1997 vào thế bị động và sa lầy trong 12 tháng tới
Ts; Nguyen Đình Thang
2. Mạch Sống, ngày  28 tháng 5, 2018
Đối đầu với Chi Phái 1997: Cuộc chiến pháp lý đã bắt đầu
Mạch Sống, ngày 22 tháng 5, 2018

Dồn Chi Phái 1997 vào thế bị động và sa lầy trong 12 tháng tới.

  • Hồ sơ về Chi Phái 1997 sẽ được đưa vào buổi điều trần trước Quốc Hội Hoa Kỳ
Chi Phái 1997 là tôn giáo hoàn toàn do Đảng Cộng Sản Việt Nam dựng với mục đích đẩy Đạo Cao Đài đến diệt vong nhưng người ta vẫn tưởng là còn đó vì Chi Phái 1997 đã đội lốt Đạo Cao Đài.

Với sự hỗ trợ của đảng và nhà nước cộng sản, Chi Phái 1997 đã tha hồ tung hoành trong hơn 20 năm trong khi các tín đồ Cao Đài đành bó tay. Tình thế đã thay đổi. Một công cuộc đã được dấy lên nhằm phá vỡ kế sách của Chi Phái 1997 trong cả 3 lĩnh vực: pháp lý, quốc tế vận, và sự chủ động của khối tín đồ Cao Đài.
Trọng tâm của 2 lĩnh vực đầu là làm rõ bản chất của Chi Phái 1997, xoay quanh 3 điểm chính:
(1)    Chi Phái 1997 được Đảng Cộng Sản dựng lên năm 1997, tức là 71 năm sau Đạo Cao Đài, với nhiều điểm căn bản không chỉ khác mà còn nghịch với Đạo Cao Đài.
(2)    Chi Phái 1997 là một tôn giáo khác, với tư cách pháp nhân khác và một tổ chức điều hành khác nhưng lại nhận mình là Đạo Cao Đài.
(3)    Chi Phái 1997 đã vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng đối với các tín đồ Cao Đài.
Trước thách đố bất ngờ này, Chi Phái 1997 sẽ tìm cách đánh lảng sang những vấn đề khác, như là tập trung tấn công một số cá nhân, dựng chuyện để tung hoả mù, gây nghi ngờ để chia rẽ khối tín đồ Cao Đài… Nếu trả lời họ thì có nghĩa là bị mắc mưu và lạc đề. Cách “phản đòn” tốt nhất là leo thang trong việc vạch rõ bản chất của Chi Phái 1997 cho đến khi họ nhừ đòn.
Image may contain: 2 people, people sitting, table and indoor
Tại buổi họp với luật sư ngày 19 tháng 5, 2018 ở Orange County, California (ảnh KNS Cao Đài)
Cuộc chiến pháp lý
Ngày 18 tháng 5 vừa qua, cuộc chiến pháp lý đã bắt đầu: Thánh Thất Cao Đài ở Mountain View, Dallas, Texas đã đệ đơn yêu cầu chính phủ Liên Bang Hoa Kỳ huỷ thương hiệu cầu chứng đã cấp cho tổ chức đại diện ở hải ngoại của Chi Phái 1997. Nội dung của đơn yêu cầu đã  lồng cả 3 điểm chính nói trên.
Trước hết, đơn yêu cầu nhấn mạnh rằng nguyên đơn, tức Thánh Thất Cao Đài ở Mountain View đã chính thức ghi danh hoạt động năm 1995 và đã dùng danh xưng “Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ - Toà Thánh Tây Ninh” từ lúc ấy, thì không thể nào tổ chức do Ông Trần Quang Cảnh, Lê Văn Cơ và Lê Văn Tua thành lập năm 2012, tức 17 năm sau, lại có thể nhận mình là sở hữu chủ của danh xưng này. Và ngay dù cho nhóm này có lôi tổ chức mẹ là Chi Phái 1997 ra thì vẫn là “hậu sinh” đến 2 năm sau Thánh Thất Cao Đài Mountain View.
Trong hồ sơ Chi Phái 1997, chúng tôi đã có sẵn đầy đủ chứng cứ để cho thấy Chi Phái 1997 ra đời là do chỉ thị của Đảng Bộ Tỉnh Tây Ninh của Đảng Cộng Sản, được cấp tư cách pháp nhân năm 1997 với một danh xưng khác với danh xưng của Đạo Cao Đài, và cơ cấu tổ chức, nội quy, hiến chương, chức sắc cũng hoàn toàn khác với Đạo Cao Đài.
Căn cứ thứ hai của đơn yêu cầu vạch ra rằng việc cầu chứng thương hiệu bởi nhóm Ông Trần Quang Cảnh tạo ngộ nhận rằng nguyên đơn, vốn vẫn sử dụng danh xưng ấy, chấp nhận hay ủng hộ cho những việc làm của Chi Phái 1997, trong đó có những hành động chà đạp nhân quyền nghiêm trọng nhắm vào các tín đồ Cao Đài ở Việt Nam. Trên thực tế, nguyên đơn lên án những hành động như vậy.
Trong hồ sơ về Chi Phái 1997, chúng tôi đã thu thập khá nhiều thông tin chi tiết về các hành vi đàn áp nhân quyền nghiêm trọng kéo dài trong 20 năm qua của Chi Phái 1997, và sẵn sàng để trưng dẫn với Hội Đồng Xét Xử về thương hiệu cầu chứng.
Căn cứ thứ 3 là, cấp thương hiệu cầu chứng cho nhóm của Ông Cảnh tạo ngộ nhận rằng có mối quan hệ về tổ chức hay niềm tin giữa nguyên đơn và Chi Phái 1997 trong khi trên thực tế nguyên đơn không công nhận Chi Phái 1997. Điểm đặc biệt là hiến chương của Thánh Thất Cao Đài ở Mountain View, ngay từ khởi thuỷ, đã chính thức công nhận trọn vẹn hiến chương 1965 của Đạo Cao Đài, và công nhận thẩm quyền của Hội Thánh Hiệp Thiên Đài. Năm 2015, Hội Thánh Hiệp Thiên Đài, đã chính thức công bố Chi Phái 1997 là “bàng môn tả đạo”.  Do đó, sự ngộ nhận mà nhóm của Ông Cảnh cố tình tạo ra sẽ làm thiệt hại đến thanh danh và uy tín của nguyên đơn.
Căn cứ thứ 4 là, việc cầu chứng thương hiệu của nhóm Ông Cảnh xúc phạm đến tôn giáo Cao Đài vì nó phản lại tinh thần “Phổ Độ” trong chính danh xưng của đạo. Vì quan niệm rằng Đại Cao Đài là của mọi chúng sinh, không một tín đồ Cao Đài nào lại nghĩ đến hay cả gan giành lấy tên chung của đạo làm thương hiệu riêng của mình. Điểm này càng chứng minh rằng Chi Phái 1997, do đảng cộng sản dựng lên, không chỉ khác mà còn nghịch với Đạo Cao Đài.
Ngoài ra đơn yêu cầu huỷ thương hiệu cầu chứng còn trưng dẫn một số căn cứ mang tính cách kỹ thuật.
Bước kế tiếp về pháp lý
Nhóm Ông Cảnh có đến ngày 17 tháng 6 để phản bác đơn yêu cầu huỷ thương hiệu cầu chứng. Nếu không phản bác thì có nghĩa là đương nhiên đầu hàng. Còn như phản bác thì sẽ bị sa lầy ít ra trong 12 tháng – thời gian của thủ tục pháp lý trước Hội Đồng Xét Xử.
Đó là 12 tháng sa lầy cho Chi Phái 1997. Họ sẽ phải chịu sự đối chất trước các dẫn chứng mà chúng tôi đã có sẵn và sẽ trưng dẫn với Hội Đồng Xét Xử. Trong số dẫn chứng này có các lời tuyên bố “xanh rờn” của chính các Ông Trần Quang Cảnh và Lê Văn Cơ lên án Ông Nguyễn Thành Tám và Chi Phái 1997, trùng hợp với các căn cứ đã nêu trong đơn yêu cầu huỷ thương hiệu cầu chứng. Trong hệ thống luật pháp Hoa Kỳ, một nguyên tắc căn bản là không thể nói ngược lại những lời tuyên bố chính thức của chính mình trước đây (principle of estoppel). Hai ông này, khi còn là thành viên của Cơ Quan Truyền Giáo Hải Ngoại nguyên thuỷ của Đạo Cao Đài, đã không tiếc lời lên án Chi Phái 1997.  Nay luật sư đại diện cho Thánh Thất Cao Đài Mountain View chỉ cần trích dẫn các lời tuyên bố ấy của những người đại diện cho Chi Phái 1997 ở hải ngoại. Khi chiêu dụ và kết nạp 2 người này, Chi Phái 1997 đã vấp một lỗi lầm nặng nề, tưởng khôn mà hoá dại.
Quốc tế vận
Trong hơn 20 năm, Chi Phái 1997 tha hồ đánh lận dư luận quốc tế. Nhưng không còn được nữa. Từ đầu năm nay, BPSOS đã khởi động nỗ lực quốc tế vận để làm rõ bản chất của Chi Phái 1997.
  • Tháng 2: Trình bày với Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế với mục tiêu là họ sẽ đưa hồ sơ Chi Phái 1997 vào bản phúc trình cho năm 2018, sẽ được công bố vào tháng 4, 2019.
  • Tháng 4: Nộp hồ sơ về Chi Phái 1997 cho Liên Hiệp Quốc để chuẩn bị cho cuộc kiểm định định kỳ đối với Việt Nam về thực thi Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị, sẽ diễn ra tại Geneva vào tháng 7 năm nay.
  • Tháng 5: BPSOS đã nộp hồ sơ về Chi Phái 1997 cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và nhiều toà đại sứ Phương Tây ở Hà Nội. Đồng thời một tín đồ Cao Đài ở Houston đã gặp và nộp hồ sơ này cho Đại Sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam Ông Daniel Kritenbrink.
  • Tháng 6: Ngày 7 tháng 6 tới đây, Ts. Nguyễn Đình Thắng sẽ đưa hồ sơ về Chi Phái 1997 vào buổi điều trần ở Quốc Hội Hoa Kỳ do Dân Biểu Christopher Smith triệu tập và chủ toạ. Cùng điều trần với Ts. Thắng sẽ là cựu Dân Biểu Cao Quang Ánh.
  • Tháng 7: Tổng vận động tại Quốc Hội Hoa Kỳ và góp ý cho buổi kiểm định định kỳ phổ quát của LHQ. Ngày 10 tháng 7, BPSOS sẽ tổ chức cuộc tổng vận động Quốc Hội Hoa Kỳ lần 8; các phái đoàn tín đồ Cao Đài từ nhiều thành phố và tiểu bang sẽ đồng loạt tụ về thủ đô Hoa Kỳ để tiếp xúc với các dân biểu và thượng nghị sĩ cũng như Bộ Ngoại Giao và Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế. Tháng 1 năm 2019 sẽ là buổi kiểm điểm định kỳ đối với Việt Nam về thực thi các cam kết quốc tế về nhân quyền. Hồ sơ về Chi Phái 1997 sẽ được gửi cho LHQ đầu tháng 7.
  • Tháng 8: Ngày 17 – 19 tháng 8 ở Thái Lan sẽ là Hội Nghị Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin tại ĐNÁ lần 4, do BPSOS chủ xướng với sự đồng tổ chức của nhiều tổ chức quốc tế và với sự tham gia của Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin. Một phái đoàn tín đồ Cao Đài sẽ có mặt để trình bày hồ sơ Chi Phái 1997 với quốc tế.
Những hoạt động quốc tế vận tiếp cho các tháng 9-12 năm nay sẽ được thông báo sau.
Lĩnh vực thứ 3
BPSOS tập trung vào hai lĩnh vực đầu, pháp lý và quốc tế vận, để dồn Chi Phái 1997 vào thế bị động và mở ra cơ hội trong 12 tháng tới đây cho các tín đồ Cao Đài ở trong và ngoài nước giành thế chủ động từ nay. Có thực sự giành được thế chủ động hay không tuỳ thuộc quyết tâm, khả năng tổ chức và sự dấn thân của các tín đồ Cao Đài có lòng với đạo.
Muốn giành lấy và duy trì thế chủ động, khối tín đồ Cao Đài cần hình thành cơ cấu tổ chức tập trung. Dù có chính danh và nhiều lợi thế, nhưng nếu thiếu tổ chức thì các tín đồ Cao Đài sẽ khó mà đối đầu một cách dài lâu với Chi Phái 1997, vốn có tổ chức và nhiều nguồn lực, lại được sự hỗ trợ của đảng và nhà nước cộng sản ở trong nước; họ lại đang nắm hầu hết cơ ngơi của Đạo Cao Đài, và có cả một kế sách tinh vi để đội lốt Đạo Cao Đài.
Hình thành cơ cấu tổ chức cho Hội Thánh Em phải là ưu tiên hàng đầu và lập tức của các tín đồ Cao Đài.

Đối đầu với Chi Phái 1997: Cuộc chiến pháp lý đã bắt đầu.

Thêm Bài liên quan:
Bản thảo hồ sơ Chi Phái 1997: Tác nhân phi chính phủ đàn áp Đạo Cao Đài
http://www.machsongmedia.com/vietnam/nhanquyen/1332-2018-05-03-05-49-45.html

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2018

Chính sách toàn diện để bảo vệ đồng bào, thay đổi Việt Nam

Dự Luật Nhân Quyền VN: Gói chính sách toàn diện để bảo vệ đồng bào, thay đổi Việt Nam

Xem kết quả: / 1
Bình thườngTuyệt vời 
  • Nội dung bao quát để mọi người yêu tự do, dân chủ đều có thể góp tay và khai thác
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 2 tháng 5, 2018
Dự thảo Luật Nhân Quyền Việt Nam (Vietnam Human Rights Act) được Dân Biểu Christopher Smith (Cộng Hoà, New Jersey) đưa vào Hạ Viện ngày 26 tháng 4, có số đăng bộ là HR 5621.
Ngôn ngữ của bản dự thảo năm nay thay đổi gần như hoàn toàn so với những bản dự thảo của các năm về trước. HR 5621 tập trung đòi hỏi Bộ Ngoại Giao báo cáo đầy đủ, trung thực và chi tiết các vi phạm nhân quyền được chia theo từng lĩnh vực một.
Chiến thuật mới này nhằm khai thác thành quả đạt được cuối năm 2016 khi Quốc Hội thông qua Luật Magnitsky Toàn Cầu và Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Frank R. Wolf. Hai luật này, được ban hành gần như cùng lúc, hàm chứa nhiều biện pháp trừng phạt, tập thể đối với cả chế độ và đặc thù đối với cá nhân các thủ phạm.
Mục đích của HR 5621 là tạo điều kiện để áp dụng các biện pháp chế tài sẵn có lên Việt Nam bằng cách đòi hỏi Bộ Ngoại Giao báo cáo hàng năng cho Quốc Hội một cách cụ thể về thực trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Khi thực trạng đã được phơi bày một cách đầy đủ và trung thực, Bộ Ngoại Giao sẽ phải tự đi đến kết luận là cần áp dụng các biện pháp chế tài nào, với những ai.
Vì ngôn ngữ của dự luật chưa được đưa vào trang mạng chính thức của Quốc Hội Hoa Kỳ, tôi tóm lược dưới đây nội dung của HR 5621 cho mọi người cùng dễ theo dõi.

Phần 1: Giới thiệu tên của dự luật và bảng mục lục
Phần 2: Các nhận định và tuyên bố về chính sách tổng quát
Khẳng định chính sách của Hoa Kỳ là gắn liền vấn đề nhân quyền, pháp trị, và sự phát triển xã hội dân sự với mọi quyết định về phát triển quan hệ với Việt Nam.
Đặc biệt, Quốc Hội kêu gọi Bộ Ngoại Giao thu nhận ý kiến của cộng đồng người Mỹ gốc Việt và các tổ chức nhân quyền trong việc tiến trình làm chính sách.
Quốc Hội kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ áp dụng Luật Magitsky Toàn Cầu đối với cá nhân các thủ phạm đàn áp nhân quyền và các giới chức tham nhũng lớn.
Phần 3: Tù Nhân Lương Tâm
Nhận định: Số tù nhân lương tâm đã tăng đáng kể, tổng cộng lên đến 171; họ bị truy tố theo các điều 79, 87, 88, 89, 245, 247, 257 và 258.
Yêu cầu Việt Nam huỷ bỏ các điều khoản luật dùng để bắt người tranh đấu cho nhân quyền hay kêu gọi dân chủ.
Yêu cầu Việt Nam trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm; nêu đích danh: Nguyễn Văn Đài, Đào Quang Thục, Trần Thị Xuân, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Bắc Truyển, Phạm Văn Trội, Ms. Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, Nguyễn Trung Trực, và Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ.
Yêu cầu Bộ Ngoại Giao áp dụng biện pháp chế tài theo Luật Magnitsky Toàn Cầu đối với các giới chức chính quyền tham gia vào việc bách hại và bắt bớ những người đấu tranh ôn hoà như kể trên.
Phần 4: Tự Do Tôn Giáo
Nhận định: Việt Nam thực hiện chính sách ngăn cản tự do tôn giáo đối với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Công Giáo, Phật Giáo Hoà Hảo, Cao Đài và Tin Lành; năm 2016, chính quyền Việt Nam gia tăng ép người Tây Nguyên và người Hmong theo Tin Lành phải bỏ đạo; chính quyền chiếm hay đập phá các nơi thờ tự của Phật Giáo Hoà Hảo và Đạo Cao Đài.
Chính sách: Áp dụng các biện pháp chế tài của Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Frank R. Wolf đối với cá nhân các thủ phạm, chỉ định Việt Nam là quốc gia đặc biệt quan tâm (CPC); tạo điều kiện hoạt động cho các tổ chức và cộng đồng tôn gíao độc lập.
Phần 5: Tự Do Internet
Nhận định: Việt Nam đang cố gắng kiểm soát và thắt nghẹt việc tiếp cận và sử dụng Internet của người dân.
Chính sách: Đặt điều kiện để phát triển mậu dịch với Hoa Kỳ là Việt Nam phải bảo đảm quyền tự do thông tin, tính minh bạch, và đối xử đồng đều với các dịch vụ Internet ở mọi quốc gia; kêu gọi Văn Phòng Tự Do Internet của Hội Đồng Thống Đốc về Truyền Thông của Hoa Kỳ phổ biến các phương tiện giúp người dân Việt Nam vượt sự kiểm soát Internet của chính quyền.
Phần 6: Bản Phúc Trình Hàng Năm Về Tình Trạng Nhân Quyền Trên Thế Giới
Phần này không chỉ áp dụng cho Việt Nam mà cho toàn thế giới.
Chính sách: Bộ Ngoại Giao phải báo cáo tỉ mỉ về sự liên quan giữa viện trợ kinh tế của Hoa Kỳ và tình trạng tự do Internet ở các quốc gia, và những gì mà chính quyền ở mỗi quốc gia đã làm để bảo vệ tự do Internet; phải báo cáo về sự liên quan giữa viện trợ an ninh của Hoa Kỳ với tình trạng chính quyền của quốc gia ấy đòi nhà mạng gỡ bỏ các ý kiến, bài đăng không mang tính cách bạo động, và đàn áp các người thể hiện quan điểm qua mạng xã hội.
Phần 7: Chống Buôn Phụ Nữ và Trẻ Em
Chính sách: Chuẩn thuận cho Ngoại Trưởng thiết lập chương trình để theo dõi và ngăn chặn việc buôn bán phụ nữ và thiếu nữ ở Việt Nam.
Phần 8: Chiếm Đoạt Tài Sản của Công Dân Hoa Kỳ
Nhận định: Chính quyền Việt Nam cưỡng chế đất và cơ ngơi như một biện pháp bách hại các cộng đồng tôn giáo, các giáo hội tôn giáo độc lập; Nghị Quyết 23/2003/QH11 và Luật Đất 13/2003/QH11 đã dẫn đến hậu quả là nhiều công dân Mỹ đã bị chiếm đoạt tài sản.
Chính sách: Chính quyền Hoa Kỳ phải nói cho Việt Nam biết là luật pháp Hoa Kỳ bảo vệ tài sản của công dân trước sự chiếm đoạt phi pháp, và mọi quyết định ưu đãi thuế quan cho Việt Nam và sự ủng hộ của Hoa Kỳ khi Việt Nam vay vốn các định chế tài chánh quốc tế tuỳ thuộc vào việc có hay không tình trạng chiếm đoạt tài sản của công dân Hoa Kỳ.
Phần 9: Quỹ Phát Triển Sắc Dân Thiểu Số
Nhận định: Các sắc dân thiểu số ở Việt Nam bị nhiều thiệt thòi, bị kỳ thị và bị vi phạm nhân quyền trầm trọng.
Chính sách: Lập Quỹ Phát Triển cho các sắc dân thiểu số, trích bớt từ ngân sách viện trợ kinh tế và an ninh cho Việt Nam hiện nay. Khi chọn tài trợ cho một tổ chức ở Việt Nam, Bộ Ngoại Giao phải hội ý với cộng đồng người Mỹ gốc Việt, đại diện các sắc dân thiểu số ở Việt Nam và Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF). Báo cáo việc sử dụng quỹ này cho Quốc Hội, phải có ý kiến của các tổ chức phi chính phủ và của USCIRF.
Phần 10: Chính Sách Đối Ngoại Công Cộng của Hoa Kỳ
Nhận định: Chính phủ Hoa Kỳ cần tìm biện pháp để vô hiệu hoá các nỗ lực của Việt Nam để ngăn sóng đài Á Châu Tự Do; cần duy trì mức ngân sách hiện hành cho chương trình Việt ngữ; Hoa Kỳ cần tạo cơ hội cho mọi thành phần người dân, đặc biệt các thành phần tôn giáo và sắc tộc, tham gia các chương trình trao đổi văn hoá và giáo dục của Hoa Kỳ.
Phần 11: Vũ Khí Sát Thương
Nhận định: Việc bán vũ khí sát thương, ngoại trừ các vũ khí để bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông, phải được đặt điều kiện về các bước cụ thể của Việt Nam để cải thiện nhân quyền.
Phần 12: Báo Cáo về Đối Thoại Nhân Quyền Hoa Kỳ - Việt Nam
Chính sách: Bộ Ngoại Giao, cộng thêm vào nội dung từ trước đến giờ, phải báo cáo về các vụ tra tấn, bạo hành bởi công an, chết trong đồn công an, bạo lực của đám đông hay xã hội nhắm vào các cộng đồng tôn giáo; về việc trả lại tài sản của các cộng đồng và tổ chức tôn giáo đã bị tịch thu bởi chính quyền hay các tổ chức tôn giáo có nhà nước chống lưng; về diễn tiến giải quyết các đòi hỏi bồi thường của công dân Hoa Kỳ có tài sản bị chiếm đoạt bởi chính quyền Việt Nam; về thực thi chương trình bảo vệ phụ nữ và trẻ em trước nạn buôn người; về Quỹ Phát Triển Cho Các Sắc Dân Thiểu Số; về bảo đảm tự do Internet.
Với nội dung kể trên, HR 5621 tổng hợp hầu hết các lĩnh vực nhân quyền đang là mối quan tâm chung của người Việt ở trong và ngoài nước. Nội dung này được chuẩn bị từ tháng 11 năm ngoái. Trong khi nội dung này đang được hoàn thiện, BPSOS cũng chuẩn bị hàng loạt hồ sơ song song với từng phần nội dung, để mọi thành phần trong cộng đồng người Việt đều có thể dự phần khai thác: đòi tự do cho tù nhân lương tâm, chống tra tấn, tự do Internet, chống buôn người, chống tham nhũng, bảo vệ  quyền của các dân tộc thiểu số, đòi bồi thường tài sản, bảo vệ tự do tôn giáo…
Riêng về tự do tôn giáo, chúng tôi đã và đang soạn sẵn tài liệu cho mọi tôn giáo sử dụng trong vận động: Phật Giáo thì có hồ sơ của các chùa ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Đà Nẵng, và hồ sơ của Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ; Tin Lành thì có bộ hồ sơ ép bỏ đạo và tra tấn đối với người Tây Nguyên theo đạo Tin Lành; Công Giáo thì có hồ sơ Hội Cờ Đỏ và Chiến Dịch Cứu Đông Yên; Phật Giáo Hoà Hảo thì có hồ sơ Nguyễn Hữu Tấn bị chết trong đồn công an và hồ sơ xử tù Ông Bùi Văn Trung cùng với nhiều thân quyến và đồng đạo; Cao Đài thì có hồ sơ về Chi Phái 1997. Nhiều tài liệu này đã được nộp cho Liên Hiệp Quốc.
Tôi kêu gọi sự hợp lực của tất cả những người có lòng với đất nước và dân tộc nói chung, hoặc với tôn giáo hay sắc tộc của riêng mình, để chúng ta cùng nhau vận động cho HR 5621 -- và cũng vận động cho một nghị quyết riêng cho các tù nhân lương tâm mà tôi sẽ trình bày sau.
Năm 2016, chúng ta đã góp phần không nhỏ với cuộc vận động thành công cho Luật Magnitsky Toàn Cầu và Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Frank R. Wolf. Đây là lúc chúng ta khai thác các biện pháp chế tài của 2 đạo luật này. Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam sẽ là một phương tiện hữu hiệu cho mục đích khai thác này. Xin hãy ghi danh tham gia Ngày Vận Động Cho Việt Nam năm nay, ngày 10 tháng 7 tới đây. Mỗi người một tay chúng ta sẽ góp phần thực tiễn để bảo vệ đồng bào và thay đổi đất nước.
Ghi danh tham gia Ngày Vận Động Cho Việt Nam: http://tiny.cc/VNAD2018 (xin lưu ý, phải viết hoa chữ VNAD)
Bài liên quan:
DB Christopher Smith đệ nạp Dự Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam
http://machsongmedia.com/vietnam/nhanquyen/1328-2018-04-26-21-59-59.html
Ngày 10 Tháng 7: Tổng Vận Động Nhân Quyền Cho Việt Nam Tại Quốc Hội Hoa Kỳ
http://www.machsongmedia.com/news/sinhhoatcongdong/1325-2018-04-13-19-18-48.html
Chương trình đòi tài sản: Bắt đầu giai đoạn 2 với những tiến triển đáng kể
http://www.machsongmedia.com/vietnam/50-doi-tai-san/1330-2018-05-02-20-56-28.html
10 tổ chức XHDS góp ý cho cuộc kiểm điểm nhân quyền đối với Việt Nam
http://www.machsongmedia.com/vietnam/nhanquyen/1329-2018-04-30-23-12-48.html

Thông tin về Chương trình đòi tài sản của Người Mỹ Gốc Viêt.:

 Bắt đầu giai đoạn 2 với những tiến triển đáng kể

  • Vấn đề đòi bồi thường tài sản được đưa vào dự luật ở Hạ Viện Hoa Kỳ
  • Đang tìm thêm 3 loại hồ sơ
  • Xem kết quả: / 2 
    Bình thườngTuyệt vời 
Mạch Sống, ngày 2 tháng 5, 2018
Đúng 11 tháng từ ngày khởi xướng, Chương Trình Đòi Bồi Thường Tài Sản đã bắt đầu giai đoạn 2, là giai đoạn vận động chính quyền Hoa Kỳ mở chương trình can thiệp cho Người Mỹ Gốc Việt đã bị chính quyền Việt Nam cướp đoạt tài sản. Giai đoạn 1 là giai đoạn nghiên cứu và biên soạn tài liệu để dùng cho vận động, đã hoàn tất vào tháng trước.
Mở đầu cho giai đoạn 2 là một thành quả lớn vừa đạt được qua cuộc vận động trong những tháng qua của BPSOS: dự thảo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam, được đưa vào Hạ Viện ngày 26 tháng 4 với số đăng bộ HR 5621, có hẳn một điều khoản về chính sách can thiệp đòi chính quyền Việt Nam bồi thường tài sản mà họ đã chiếm đoạt của công dân Hoa Kỳ.
“Điều khoản này còn đòi hỏi Bộ Ngoại Giao đưa vấn đề tài sản của công dân Hoa Kỳ vào nghị trình của các buổi đối thoại nhân quyền hàng năm giữa Hoa Kỳ và Việt Nam,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS,cho biết. “Bộ Ngoại Giao phải báo cáo cho Quốc Hội biết diễn tiến giải quyết các đơn đòi bồi thường tài sản của công dân Hoa Kỳ.”
Theo Ông, dự luật HR 5621 là một trợ lực quan trọng cho cuộc vận động của BPSOS từ giờ đến cuối năm để thuyết phục chính quyền Hoa Kỳ mở chương trình đòi bồi thường cho người Mỹ gốc Việt.

“Quốc Hội có thẩm quyền để mở chương trình đòi Việt Nam bồi thường, như họ đã từng làm cuối năm 1980,” Ts. Thắng giải thích.
Qua chương trình năm 1980 này, mà Việt Nam đã bị Hoa Kỳ ép phải bồi thường 203 triệu Mỹ kim cho 192 công dân Hoa Kỳ vào đầu năm 1995.
Tới đây, BPSOS sẽ thành lập các phái đoàn cử tri có tài sản bị chiếm đoạt ở Việt Nam để họ tiếp xúc và trình bày với các dân biểu và thượng nghị sĩ  của họ ở từng thành phố, trong từng tiểu bang.
Cao điểm của cuộc vận động này sẽ là Ngày Vận Động Cho Việt Nam tại Quốc Hội do BPSOS tổ chức hàng năm với sự tham gia của nhiều trăm đồng hương đến từ 30 tiểu bang Hoa Kỳ, và một số quốc gia khác. Năm nay cuộc tổng vận động này sẽ được tổ chức vào ngày 10 tháng 7.
Theo Ts. Thắng cho biết, đến nay BPSOS đã nhận được tổng cộng 525 hồ sơ đòi tài sản. Cộng với số người đã liên lạc nhưng chưa gửi hồ sơ thì con số vượt quá 550.
Tổ chức BPSOS tiếp tục nhận mọi loại hồ sơ, và đặc biệt muốn có thêm 3 loại hồ sơ mà đến nay hãy còn ít:
(1)    Các trường hợp đã phải ký giao nhà cho nhà nước quản lý khi lên đường định cư, và đặc biệt là đối với những người đi định cư sau ngày 28 tháng 1, 1995.
(2)    Các trường hợp sở hữu cộng đồng bất động sản, và khi người đồng sở hữu ở Việt Nam bán nhà thì nhà nước đã giữ lại phần của người đồng sở hữu ở Hoa Kỳ.
(3)    Các trường hợp có động sản ký thác ở ngân hàng như tiền mặt, quý kim, kim cương, công khố phiếu…
"Chúng tôi mong rằng những người nhận được bản tin này sẽ chuyển thông tin về Chương Trình Đòi Tài Sản đến những người thân quen," Ts. Thắng kêu gọi. "Lượng hồ sơ càng nhiều, thì càng tăng triển vọng để chính quyền Hoa Kỳ mở chương trình can thiệp."
Ts. Thắng cho biết về tài chính thì năm 2017, BPSOS đã chi ra US $71,498 và so với số tiền thu vào là US $45,725, nghĩa là đã thâm hụt US $25,773.  Trong số thu năm 2017, có US $10,000 tiền ủng hộ của một mạnh thường quân vì thấy đây là một chương trình có ý nghĩa và tác động mạnh về nhân quyền.
Số tiền chi ra bao gồm chi phí cho 2 hãng luật với nhiều kinh nghiệm và thành tích đòi bồi thường tài sản cho công dân Hoa Kỳ đối với các quốc gia như Cuba, Iran… và một giáo sư luật và cũng là chuyên gia trong chương trình đòi bồi thường tài sản đối với Việt Nam năm 1980.
“Tôi kêu gọi các người gửi hồ sơ hãy ủng hộ tài chính để BPSOS có ngân sách trang trải những chi phí cho từng giai đoạn của Chương Trình Đòi Tài Sản,” Ts. Thắng giải thích. 
Theo Ông cho biết, BPSOS không thể dùng tiền đóng góp của đồng hương cho những chương trình khác như bảo vệ người tị nạn, giải cứu nạn nhân buôn người, can thiệp cho tù nhân lương tâm… để chi tiêu vào Chương Trình Đòi Tài Sản.
Để tìm hiểu thêm hoặc gửi hồ sơ, xin liên lạc: taisan@bpsos.org

Bài liên quan:
Các thông tin quan trọng: http://doitaisan.org