Người theo dõi

Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018

Dùng luật Hoa Kỳ để "chiếu tướng" Hội Cờ Đỏ

Ngày 25 tháng 2, 2018
Chúng tôi đang lập hồ sơ để vận động Hoa Kỳ chỉ định “Hội Cờ Đỏ” là một Thực Thể Đáng Quan Tâm Đặc Biệt (Entity of Particular Concern, hay EPC) do những hành động khủng bố nhắm vào một số cộng đồng Công Giáo trong thời gian gần đây.
Để lập hồ sơ, chúng tôi cần những thông tin sau đây:
(1)    Lai lịch của tổ chức (lý do, thời điểm, hoàn cảnh… hình thành)
(2)    Cấu trúc tổ chức, bao gồm thông tin cá nhân và chức năng của các thành phần chủ chốt, thành phần hội viên, trụ sở…
(3)    Các hoạt động mang tính cách khủng bố kèm với hình ảnh, video, vật chứng, nhân chứng, tên tuổi của các thủ phạm và những giới chức đằng sau, thông tin liên lạc của nhân chứng…
Tại các buổi họp với Bộ Ngoại Giao  và Uỷ Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ trong tuần qua,  chúng tôi đã trình bày về những hành vi khủng bố của Hội Cờ Đỏ trong bối cảnh đàn áp tôn giáo nói chung đang diễn ra ở Việt Nam. Chúng tôi đề nghị Bộ Ngoại Giao áp dụng một điều khoản mới trong luật Hoa Kỳ để chỉ định Hội Cờ Đỏ là EPC.
Image result for Hoi co do

Trước đây luật Hoa Kỳ chỉ có điều khoản chỉ định một quốc gia là Quốc Gia Đáng Quan Tâm Đặc Biệt (Country of Particular Concern, hay CPC) vì đàn áp tôn giáo nghiêm trọng. Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Frank Wolf, được Quốc Hội thông qua và Hành Pháp ban hành cuối năm 2016, tăng cường điều khoản chỉ định EPC đối với những thành phần ngoài chính quyền, thường là các tổ chức khủng bố, mà vi phạm tự do tôn giáo một cách nghiêm trọng.
“Cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ đã đóng góp không nhỏ để vận động thông qua luật này, song song với Luật Magnitsky Toàn Cầu,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, nói. “Đây là lúc chúng ta khai thác 2 đạo luật mới này nhằm trừng phạt các hành vi đàn áp tôn giáo ở Việt Nam.”
Điều khoản chỉ định EPC có thể dùng để vô hiệu hoá kế “ném đá giấu tay” của chính quyền nhằm chạy tội. Khi một tổ chức bị chỉ định là EPC thì chính quyền sở tại có trách nhiệm điều tra và truy tố, bằng không thì đó có thể là lý do để chính quyền ấy bị đưa vào danh sách CPC.
Trong thời gian qua BPSOS đã báo cáo các hoạt động khủng bố của Hội Cờ Đỏ nhắm vào Giáo Xứ Song Ngọc và Giáo Xứ Kẻ Gai thuộc Giáo Phận Vinh.
“Chúng tôi muốn hoàn tất bản báo cáo đầy đủ về Hội Cờ Đỏ trong vòng 2 tuần tới đây để sớm đưa tổ chức có hoạt động mang tính khủng bố này vào danh sách EPC của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ”, Ts. Thắng giải thích.
Ai có thông tin về Hội Cờ Đỏ, xin gửi đến: bpsos@bpsos.org. Chúng tôi sẽ bảo mật nguồn cung cấp thông tin, cũng như mọi thông tin cá nhân của nhân chứng nếu có sự yêu cầu.

LHQ kêu gọi VN thả người 'liên quan phản đối Formosa'
Nguồn: BBC


Bình, quyền

Các chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (LHQ) hôm 23/2 kêu gọi Việt Nam trả tự do cho những người mà họ nói đã bị tù vì phản ứng thảm họa môi trường liên quan công ty Đài Loan Formosa.
Cụ thể, họ đề cập vụ xử các ông Hoàng Đức Bình, Nguyễn Nam Phong đầu tháng Hai, ông Nguyễn Văn Hóa, bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tháng 11/2017.
Đặc ủy về Nhân quyền và các chất thải nguy hại, Baskut Tuncak, nói trong thông cáo: "Việc bỏ tù các blogger và nhà hoạt động vì công tác hợp pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường và sức khỏe, là không chấp nhận được."
"Chúng tôi kêu gọi giới chức thả ông Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong, bị bắt sau nỗ lực nâng cao nhận thức và bảo đảm trách nhiệm liên quan vụ xả thải của nhà máy thép Formosa."
Đặc ủy của LHQ về quyền tự do biểu đạt, David Kaye, nói rằng ông "quan ngại sâu sắc trước tình trạng gia tăng bắt bớ những nhà hoạt động nhân quyền và nhà báo" ở Việt Nam.
Thông cáo ngày 23/2 của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền đề cập thêm trường hợp bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và ông Nguyễn Văn Hóa bị tù mà theo LHQ là do có hoạt động tường thuật về biểu tình chống Formosa.
Thông cáo nhắc lại rằng các chuyên gia LHQ trước đó cũng từng kêu gọi Việt Nam thả các blogger và nhà hoạt động trong các vụ khác liên quan Formosa.
bình
Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình (còn được biết với tên Hoàng Bình) bị tuyên tổng cộng 14 năm tù vì vi phạm hai Điều 257, 258 Bộ luật Hình sự trong phiên tòa diễn ra hôm 6/2 tại thành phố Vinh.
Người cùng ra tòa với ông Bình là ông Nguyễn Nam Phong bị tuyên 2 năm tù về tội "Chống người thi hành công vụ" theo Điều 257.
Sự kiện cá chết xảy ra tại miền Trung Việt Nam từ tháng 4/2016, khiến nhiều ngư dân trong khu vực ảnh hưởng phải ngưng đánh bắt và không bán được hải sản.
Công ty Formosa Hà Tĩnh bị kết luận là đã xả thải xuống biển gây ra thảm họa môi trường này và đồng ý bồi thường 500 triệu đô la hồi tháng 5/2016.
Thảm họa cá chết hàng loạt đã làm dấy lên các cuộc biểu tình và tuần hành phản đối trong dân chúng tại nhiều nơi ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2018

CHẤN ĐỘNG: Phó Giám đốc chi nhánh Eximbank chiếm 245 tỉ đồng của khách hàng rồi biến mất

22-02-2018 - 15:31 PM Tài chính - ngân hàng
CHẤN ĐỘNG: Phó Giám đốc chi nhánh Eximbank chiếm 245 tỉ đồng của khách hàng rồi biến mất

Ngày 22-2, HĐQT Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) đã họp thống nhất hoàn trả khoảng 245 tỉ đồng cho khách hàng C.T.B đã gửi tiết kiệm tại đây.



Một nguồn tin của Báo Người Lao Động cho biết trước đó ông Lê Nguyên Hưng - nguyên Phó Giám đốc Eximbank chi nhánh TP HCM - đã tranh thủ sự tin tưởng của bà C.T.B (một khách hàng thân thiết của Eximbank) ủy quyền giao dịch tiền gửi tiết kiệm, cùng nhân viên của Eximbank đến nhà riêng của bà B. để trình bày những khoản đã tất toán dựa theo kỳ hạn gửi của bà B.
CHẤN ĐỘNG: Phó Giám đốc chi nhánh Eximbank chiếm 245 tỉ đồng của khách hàng rồi biến mất - Ảnh 1.
Ảnh minh họa

Thế nhưng, trên thực tế, ông Lê Nguyên Hưng đã làm giả văn bản người được ủy quyền để rút tiền từ tài khoản của bà B. Cách làm này đã giúp ông Hưng chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng của khách hàng C.T.B.
Cuối năm 2017, nghi ngờ mình bị lừa đảo, bà B. tiến hành đối chiếu số dư sổ tiết kiệm thì phát hiện khoảng 245 tỉ đồng trong nhiều tài khoản đã "bốc hơi".
Bà B. đã đến làm việc với tổng giám đốc Eximbank và trình báo với Cơ quan Cảnh sát Điều tra phía Nam (C44B - Bộ Công an). Đầu tháng 2-2018, Cơ quan Điều tra đã khởi tố vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Eximbank Chi nhánh TP HCM.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động vào chiều 22-2, ông Lê Văn Quyết - thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Eximbank - xác nhận vụ việc trên là có thật.
"Eximbank đã khởi kiện ông Lê Nguyên Hưng và HĐQT Eximbank đã ban hành nghị quyết cam kết hoàn trả tiền cho bà B. sau khi có phán quyết của tòa án " - ông Quyết nhấn mạnh.
Một nguồn tin cho biết thêm ông Lê Nguyên Hưng đã bỏ trốn.

Thứ Năm, 22 tháng 2, 2018

VNTB- Vì sao ‘kiều hối 2017 đạt 13,8 tỷ USD’ nhưng vẫn không dám công bố?


Thiền Lâm
Cali Today
Vietnam – Cali Today News – Vừa xảy đến thêm một chuyện lạ và rất đáng nghi ngờ liên quan đến “công tác vận động kiều hối từ người Việt ở nước ngoài”: một số tờ báo nhà nước hào hứng công bố: “Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, lượng kiều hối về Việt Nam trong năm 2017 ước đạt 13,81 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay và tăng 1,9 tỷ USD, tương ứng 16% so với năm 2016”.
Nhưng lại không thấy tờ báo nhà nước nào dẫn nguồn hay đường link nào của Ngân hàng Thế giới về kết quả thu hút kiều hối lên đến 13,8 tỷ USD trên.
Trong khi đó, đã gần hết tháng Hai năm 2018 mà các cơ quan Tổng cục Thống kê, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước vẫn chẳng công bố một con số thống kê nào về kết quả kiều hối mà chính thể độc đảng ở Việt Nam đã “hút” được từ gần 4 triệu “khúc ruột ngàn dặm” ở hải ngoại.
Tâm thế im ắng quá bất thường như thế là hoàn toàn trái ngược với những năm trước.
Bởi vào năm 2015 khi lượng kiều hối đổ về Việt Nam lên đến mức kỷ lục 13,5 tỷ USD, Tổng cục Thống kê và hệ thống báo đảng đã mau mắn công bố báo cáo kiều hối 2015 ngay khi năm cũ còn chưa kết thúc. Tổng cục Thống kê cũng thường rất mau mắn công bố kết quả thu hút kiều hối ngay đầu tháng Bảy hoặc thậm chí trước khi kết thúc tháng Sáu hàng năm. Hệ thống tuyên giáo đảng càng không quên tô vẽ về “thành công của Nghị quyết 36”, tức bản nghị quyết ra đời từ năm 2003 về “công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài, mà đã khiến cho bà con Việt kiều nhiệt tình “cống hiến cho quê hương”.
Lại có thêm một nghi ngờ lớn khác về tính trung thực thông tin: trước khi báo nhà nước công bố “kiều hối 2017 đạt 13,8 tỷ USD”, một đại diện (không nói tên hoặc giấu tên) của Ngân hàng nhà nước và được báo chí nhà nước dẫn lời cho biết “Tình hình hiện rất khả quan, lượng kiều hối năm nay về tăng vọt. Cụ thể, theo thống kê tính đến hết năm 2017, kiều hối đổ về tăng tới 10,4% so với năm 2016”, để từ đó tính ra giá trị kiều hối 2017 tăng vọt lên đến 10 tỷ USD.
Vậy thì người dân nên tin vào con số kiều hối nào – 13,8 hay 10 tỷ USD?
Nhưng những con số trên – cho dù là con số nào đi nữa – thì vẫn chỉ mang tính tham khảo, bởi cho tới nay cả hai con số trên đều không được phát ngôn một cách chính thức.
Trong khi đó, con số chính thức duy nhất về kiều hối từ đầu năm 2017 đến giờ chỉ là Sài Gòn thu hút lượng kiều hối 5,2 tỷ USD.
Có một cách thức để ước tính lượng kiều hối về Việt Nam trong năm 2017: nếu vẫn dựa vào tỷ lệ chiếm đến 55 – 60% tổng lượng kiều hối của Sài Gòn, tổng kiều hối về Việt Nam trong năm 2017 sẽ vào khoảng 9 – 9,5 tỷ USD, tức bằng hoặc cao hơn lượng kiều hối 9 tỷ USD về Việt Nam trong năm 2016.
Nhưng nếu tỷ lệ 55 – 60% của Sài Gòn thay đổi theo chiều hướng tăng hoặc tăng vọt trong năm 2107, có nghĩa là kiều hối đổ về Việt Nam ngày càng tập trung về Sài Gòn trong khi giảm mạnh ở tỉnh thành khác, thì sao?
Trong trường hợp đó, cần nhìn lại một dự báo của Trung tâm nghiên cứu Pew (Pew Research Center) của Mỹ vào tháng Bảy năm 2017: kiều hối về Việt Nam năm 2017 dự kiến chỉ có 5,4 tỷ USD.


Kiều hối thực về Việt Nam trong năm 2017 là dưới 9 tỷ USD? Ảnh: Cali Today

Pew đã dự đoán kiều hối 6 tháng đầu năm 2017 sẽ rơi vào khoảng 3,6 tỷ USD. Và với dự báo 6 tháng cuối năm 2017, lượng kiều hối còn bị giảm 50% do tác động của việc chính phủ Việt Nam duy trì lãi suất đồng USD 0% và FED tăng lãi suất, kiều hối năm 2017 sẽ vào khoảng 5,4 tỷ USD, giảm 39,7% so với năm 2016.
Gần đây, dư luận còn nghi ngờ về cách tính của Tổng cục Thống kê đã chuyển từ việc thống kê kiều hối trong năm dương lịch sang… năm âm lịch, tức “tính gộp” lượng kiều hối trong cả năm 2017 với kiều hối trong tháng Giêng năm 2018 với nhau.
Ứng với nghi ngờ trên, việc Tổng cục Thống kê và Ngân hàng nhà nước cố ý không công bố giá trị kiều hối 2017 trong năm và cả trong tháng Giêng năm 2018 là do các cơ quan này nhận thấy nếu công bố, giá trị kiều hối 2017 là quá ít ỏi và sẽ khiến ảnh hưởng tiêu cực đến ‘thành tích của chính phủ kiến tạo”, do vậy các cơ quan này buộc phải chờ đến thời gian gần tết khi dòng ngại tệ đổ về thì mới “tính gộp” vào kết quả của năm 2017 để số kiều hối 2017 tăng vọt và do đó “đạt thành tích lớn”.
Tất nhiên, Tổng cục Thống kê và Ngân hàng nhà nước hoàn toàn có thể “biến hóa” số liệu kiều hối tăng vọt so với thực tế – theo cách mà nhiều chuyên gia phản biện độc lập đã nghi ngờ “thành tích GDP tăng trưởng 6,7% trong năm 2017” là “giả số liệu”. Tuy nhiên nếu số liệu kiều hối 2017 bị “ma”, Tổng cục Thống kê và Ngân hàng nhà nước sẽ phải lý giải thế nào nếu bị công luận và ngay trong giới đại biểu quốc hội đòi hỏi làm rõ từ những nguồn nào, thị trường nào và theo phương cách nào để có được “thành tích kiều hối” như thế.

“Tốt khoe, xấu che” và “để lâu cứu trâu hóa bùn” là những tục ngữ dân gian đặc trưng ở Việt Nam, nhưng lại rất thích hợp với căn bệnh quá kém minh bạch và giấu số liệu của chính phủ cùng nhiều bộ ngành ở đất nước đang cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên này.



The Economist: Việt Nam tụt 9 bậc trên bảng xếp hạng dân chủ 2017

Việt N
Nguồn : Luật Khoa Tạp Chí;
 chí 
am đã tụt chín bậc trên bảng xếp hạng chỉ số dân chủ 2017 của The Economist Intelligence (EIU), và được nhận định là ngày càng lún sâu vào chế độ độc tài.
EIU, một tổ chức nghiên cứu và phân tích về kinh tế và chính trị của tạp chí The Economist, đã chấm Việt Nam đạt 3,08/10 điểm, xếp thứ 140 trong 167 nước về mức độ dân chủ, thuộc nhóm các quốc gia độc tài cùng với Trung Quốc, Lào, Triều Tiên, Myanmar và Cambodia ở châu Á.
EIU đánh giá mức độ dân chủ ở mỗi nước dựa trên năm tiêu chí theo thang điểm 10, bao gồm: quy trình bầu cử và tính đa nguyên; các quyền tự do của công dân; hoạt động của nhà nước; sự tham gia chính trị; và văn hóa chính trị. Điểm trung bình của năm yếu tố này là chỉ số dân chủ của quốc gia đó.
Theo đó, EIU xếp mỗi quốc gia vào một trong bốn nhóm: dân chủ hoàn chỉnh (full democracy); dân chủ chưa hoàn chỉnh (flawed democracy); chế độ lai tạp, có chiều hướng dân chủ hoặc độc tài (hybrid regime); và chế độ chuyên chế, độc tài (authorian regime).
EIU cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước đàn áp những người bất đồng chính kiến khốc liệt hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới, cả về quy mô và số lượng.
Tại Việt Nam, ít nhất 22 nhà hoạt động dân chủ đã bị bắt và tuyên án trong năm 2017, năm tổ chức hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng.
Trong 22 nhà hoạt động bị bắt, Hoàng Đức Bình là người bị tuyên bản án nặng nhất, 14 năm tù giam vì tội chống người thi hành công vụ và lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước.
Bình bị bắt vào tháng 5/2017, tức ba tháng sau khi anh cùng hàng nghìn người dân giáo sứ Song Ngọc (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) đi bộ trên quãng đường dài hơn 170 km để nộp đơn khởi kiện Công ty Formosa tại Toà án Nhân dân huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Bình là người tư vấn pháp lý, hướng dẫn người dân làm các thủ tục kiện Công ty Formosa. Anh vẫn nghĩ chính quyền sẽ không dùng bạo lực để đàn áp những người chỉ đơn thuần đi nộp đơn.
“Rồi trên đường hành trình, thì nó trái ngược hoàn toàn,” anh kể trong một video sau đó. “Mình chứng khiến cảnh người ta đánh đập những người dân cầm trên tay lá đơn, rất đau đớn. Hình ảnh người dân rất đông, ngồi xuống cầu nguyện, họ hoàn toàn ôn hoà, họ chịu đòn mà không phản ứng gì.”
Hôm đó, chiếc ô-tô chở Hoàng Bình và những người khác bị bao vây bởi hàng trăm công an và rất nhiều người lạ mặt.
Ảnh cắt ra từ video do Hoàng Bình trực tiếp dùng điện thoại ghi lại cảnh hàng trăm công an và người lạ mặt hung hăng, bao vây chiếc xe trở Bình và những người khác ngày 14/02/2017. Ảnh: Tin Tôn Giáo.
Bình và những người khác cố thủ trong ô-tô. Anh dùng điện thoại để ghi lại và phát trực tiếp lên Facebook toàn cảnh đám đông bao vây mình và kéo chiếc xe về trụ sở công an.
Đó là cách duy nhất để anh bảo vệ những người trong xe, nhưng đó cũng là bằng chứng buộc tội Bình đã đưa “những hình ảnh, lời lẽ vu khống các lực lượng chức năng, mang tính kích động, xuyên tạc sự thật” và chống người thi hành công vụ.
Sau hành trình nộp đơn bất thành, chính quyền địa phương đã quy chụp những người đi nộp đơn có hành động gây rối, ném đá vào lực lượng công an.
Theo lời kể của Hoàng Đức Bình, nhiều người dân đi nộp đơn sau đó đã đề xuất với linh mục Nguyễn Đình Thục (quản sứ của Giáo sứ Song Ngọc), “thưa cha, lần tới [đi nộp đơn kiện], chúng ta sẽ tự trói tay lại. Chúng ta đi thành hàng, ngay lối, và trói tay lại để chứng tỏ chúng ta muốn đối thoại, muốn nộp đơn đòi quyền lợi của mình, chứ chúng ta không hề bạo động, không hề gây rối.”Năm APEC 2006 tại Hà Nội, quốc tế cũng chứng kiến chính quyền Việt Nam thẳng tay đàn áp giới bất đồng chính kiến với mức độ dữ dội nhất trong gần 20 năm trước đó.
Luật sư Nguyễn Văn Đài là một trong những người bị bắt và đàn áp trong năm 2006 cùng với luật sư Lê Thị Công Nhân sau những hoạt động ủng hộ các quyền tự do chính trị và dân sự. Ông bị tuyên án bốn năm tù giam và bốn năm quản chế vì tội tuyên truyền chống nhà nước (Điều 88, Bộ luật Hình sự).
Luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt một lần nữa vào tháng 12/2015 cùng với cộng sự vì “hành vi tuyên truyền chống nhà nước”. Đến nay, luật sư Nguyễn Văn Đài đã bị tạm gia quá thời hạn theo quy định của pháp luật nhưng vụ án vẫn chưa được xét xử.
Trong vụ án Nguyễn Văn Đài, bốn nhà hoạt động khác cũng bị bắt vào cuối tháng 7/2017, bao gồm mục sư Nguyễn Trung Tôn, ông Nguyễn Bắc Truyển, ông Phạm Văn Trội, và ông Trường Minh Đức. Sau đó, vụ án được chuyển sang khởi tố theo Điều 79, Bộ luật Hình sự, tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Một số nhà hoạt động khác cho rằng bốn nhà hoạt động này bị bắt do liên quan đến hoạt động của một tổ chức do luật sư Nguyễn Văn Đài sáng lập là Hội Anh Em Dân Chủ. Theo Nhóm Làm việc về Giam giữ Tuỳ tiện của Liên Hợp Quốc, Hội Anh Em Dân chủ do luật sư Nguyễn Văn Đài sáng lập vào tháng 4/2013 để cung cấp các lớp học về quyền hợp pháp cho người dân.
Ngoài đánh giá về chỉ số dân chủ năm 2017, EIU đã lập một bảng xếp hạng mới về tự do truyền thông (media freedom). EIU chỉ đánh giá Việt Nam đạt 01/10 điểm về tự do truyền thông, xếp thứ 145 trong 167 nước trên bảng xếp hạng. Không chỉ có EIU đánh giá thấp về quyền tự do ngôn luận của Việt Nam. Freedom House, một tổ chức nhân quyền lâu đời của Mỹ, đã đánh giá Việt Nam là quốc gia không có tự do về báo chí và tự do Internet kể từ năm 1994.
Theo Freedom House, Việt Nam là một trong năm nước có mức độ tự do báo chí tệ nhất châu Á cùng với Trung Quốc, Triều Tiên, Lào và Thái Lan.
Theo báo cáo mới nhất của Uỷ ban Bảo vệ Nhà báo (Commitee to Project Jouralists), Việt Nam đang giam giữ ít nhất 10 nhà báo độc lập và là một trong sáu nước giam giữ nhà báo nhiều nhất thế giới.

Thứ Hai, 19 tháng 2, 2018

BẢN TỐI CÁO HỆ THỐNG CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM VI PHẠM PHÁP LUẬT

BẢN SỐ 1:
Kính gửi: - Tổng Bi Thư Đảng Cộng sản Việt Nam
                  - Chủ Tịch Nước CHXHCN VIỆT NAM
                  - Chủ Tich Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam
                  -  Kính gửi tổ chức nhân quyền Quốc tế
                  - Công Luận Báo chí Toàn cầu. 


Tôi viết bản báo cáo này đến tổ chức Nhân quyền Quốc tế để báo cáo hành vi, vi phạm nhân quyền của công ty LOL đối với người lao động và nhà cầm quyền Việt Nam với công dân của mình 

Cụ thể tôi trình bày như sau: 
Ngày 17-10-1994 công ty Hợp Tác Lao Động Nước Ngoài (LOD) đem tôi đi lao động hợp tác nước ngoài tại Hàn Quốc. Tại Hàn Quốc, chủ sử dụng tính sai tiền lương làm thêm theo hợp đồng đã ký. Tôi phát hiện viết thư hỏi thì bị chủ đánh đập. Tôi đi gọi đại diện công ty LOD làm việc, phiên dịch nhận điện không cho tôi gặp đại diện mà cho người đem tôi đến đồn cảnh sát. Tại đồn cảnh sát, đại diện không đến làm rõ sự việc giải quyết. Ngày 9-5-1995 tôi bị buộc về nước trái pháp luật. Công ty LOD không những không bồi thường thiệt hại, mà còn lợi dụng việc nắm trong tay tiền đặt cọc và tiền lương lao động để cướp sạch không trả cho tôi. Tôi có đơn kiện đã 22 năm nhưng hệ thống thi hành pháp luật đã không bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho tôi, còn đàn áp tôi dã man.

Cụ thể :
Ngày 14-10-1994 chúng tôi ký hợp đồng với công ty LOD đi lao động nước ngoài tại Hàn Quốc 2 năm. Với mức lương là 230 USD/1tháng,
Hết hợp đồng, chúng tôi đươc gia hạn 1 năm, tổng cộng là 3 năm. Ngày 9-5-1995 tôi bị buộc về nước. Kèm theo hợp đồng có điều khoản hợp đồng, công ty LOD và người lao đồng mỗi bên giữ một bản. Tôi bị trả về nước mà không được đem một thứ gì về.

Hợp đồng đi làm việc nước của Nguyễn Thị Hiền như tất cả người lao động khác:
Hình ảnh nội tuyến 1Hình ảnh nội tuyến 5Hình ảnh nội tuyến 16 

Là hợp đồng đi lao động, nhưng  trong hợp đồng này công ty LOD ghi người lao động chúng tôi là tu nghiệp sinh(TNS) và khi sang hàn Quốc chúng tôi lao động chỉ được trả tiền trợ cấp học bổng. Chúng tôi cũng làm việc tốt và cố gắng làm thêm 12 giờ /ngày kể cả ngày chủ nhật. vậy nhưng tiền làm thêm ngoài giờ cũng bị trả thiếu. Tôi viết thư hỏi bị đánh đập. ĐI gọi đại điện đến làm việc thì họ không đến làm và giao tôi cho cảnh sat buộc tôi phải về nước trái pháp luât.


Cụ thể sự việc:



Ngày 17 tháng10 năm 1994 chúng tôi đến  Hàn Quốc lao động. Tiền lương chính, công ty nhận gửi về trả cho gia đình, lương làm thêm trả tại Hàn Quốc.

Tại Hàn Quốc tôi (Hồ Thị Bích Khương) và 5 người bạn là Lê Thi Ca, Đoàn Thị Thủy, Nguyễn Thị Nguyệt, Nguyễn thị Hiền, ............... Tám, làm việc trong một xưởng dệt.

Chủ sử dụng trả sai tiền lương làm thêm theo hợp đồng đã ký. Tôi phát hiện viết thư hỏi thì bị quản đốc chuyển đi làm vệ sinh, tách tôi ra khỏi cộng đồng người Việt Nam mặc dù tôi là người làm thợ dệt tốt nhất trong số người Việt Nam ở xí nghiệp này. Chúng tôi không thể báo được với văn phòng đại diện vì chúng tôi làm việc ngày 12 tiếng, giờ nghỉ cuả chúng tôi trùng với giờ nghỉ của văn phòng đại diện của công ty LOD nên chúng tôi phải im lặng, không nói đến việc tính sai tiền lương. Tôi vẫn làm công việc vệ sinh tốt.

Ngày 5-5-1995 mấy người bạn trong xí nghiệp thấy chuyện đã lắng xuống, đến kéo tôi đi gặp quản đốc xin quay lại làm trong xưởng dệt. Quản đốc không cho còn đánh tôi và nói sẽ đem tôi về Việt Nam và bắt tôi nghỉ việc ngay ngày hôm đó. Các bạn tôi đã lên đến tận văn phòng của chủ sử dụng, trình bày khóc lóc van xin nhưng không được. Còn tôi bị nghỉ việc ngay chiều hôm đó.
Hôm đó đến giờ nghỉ khoảng 6 giờ chiều, tôi cùng mọi người đi mua thức ăn. Mọi người lo lắng chủ sẽ đem tôi về nước mà công ty không biết. Họ bàn với tôi phải đi tìm bằng được ông Cường ( đại diện của công ty LOD bảo vệ quyền lợi người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc) . Còn họ ở lại sẽ báo  chủ sử dụng và tiếp tục xin cho tôi. Tôi không có địa chỉ của văn phòng đại diện, cũng không biết đường đi. Trong nhóm bạn có chị Lê Thị Ca có một người bạn tên Hà đến Hàn Quốc làm việc trước, thân ông Cường, Nghĩ là Hà sẽ đem được tôi đến chú Cường nên cho tôi địa chỉ đi đến công ty Hà làm việc để nhờ Hà giúp đỡ. Xe tắc xi chở tôi đến cổng công ty của Hà làm việc, bảo vệ không cho tôi gặp Hà. Tôi xin bảo vệ gọi điện đến văn phòng đại diện. Phiên dịch của văn phòng đại diện không cho tôi gặp ông Cường, mà lại kêu tắc xi chở tôi về đồn cảnh sát. Tại đồn cảnh sát, công ty LOD không cho người đến làm việc.
Cảnh sát Hàn Quốc nhốt tôi 3 ngày, Đến ngày 9-5-1995 thì phiên dịch văn phòng đại diện của công ty LOD (Người đã nhận điện thoại của tôi) đến đem một tờ giấy bảo tôi ký vào để về nước. Tôi yêu cầu cô ta gọi ông Cường đến làm việc. Cô ta không gọi, nói tôi không ký giấy để về nước thì sẽ bị giam giữ tại Hàn quốc. Tôi cầu xin mãi không được, sau đó đã phải ký giấy trở về.

Về đến Sân bay Tân Sơn Nhất, người của công ty LOD ra đón tôi rồi đưa vào một văn phòng nào đó tại Sài Gòn làm việc. Tôi đã viết tường trình và đơn yêu cầu họ đem tôi trở lại Hàn Quốc làm việc. Người này đã lấy hộ chiếu của tôi, nói là để gửi ra Hà Nội cho công ty LOD giải quyết. Khi trở về, tôi đã ra Hà nội đòi kết quả, công ty LOD không giải quyết cho tôi. Công ty LOD còn lợi dụng việc ly được H chiếu, thứ tài sản duy nhất tôi đưa được để về việt Nam, cũng là chứng từ duy nhất có thể chứng minh tôi đã sang Hàn Quốc làm việc. Công ty LOD đã không giải quyết cho tôi. Họ còn cho bảo vệ đánh đập tôi nhiều lần, đuổi tôi ra khỏi công ty khi tôi đến đòi giải quyết thanh lý hợp đồng. Họ  coi tôi như chưa từng đi Hàn Quốc lao động bao giờ, không trả tiền đặt cọc, không trả một đồng tiền lương cho tôi trong 7 tháng làm việc tại Hàn Quốc.
Mãi đến năm 1999, khi tôi gặp các bạn cùng làm việc tại Hàn Quốc trở về làm chng, công ty LOD mới trả lời tôi qua công văn 70/CV-LOD nói tôi bỏ trốn và không chịu thanh lý hợp đồng cho tôi:
Bản làm chứng của mọi người cùng 
làm việc:               
Hình ảnh nội tuyến 9Hình ảnh nội tuyến 19Hình ảnh nội tuyến 6Hình ảnh nội tuyến 7

Công văn số: 70/CV-LOD ngày 16-1-2002 của công ty LOD:

Hình ảnh nội tuyến 13Hình ảnh nội tuyến 2

Thư của Thư ký người bắt máy điện thoại tại văn phòng đại điện công ty LOD tai Hàn Quốc khi tôi gọi điện yêu cầu đến giải quyết Việc trả thiếu tiền Lương:

Hình ảnh nội tuyến 10

Thư của phiên dịch văn phòng đại diên công ty LOD tai Hàn Quốc viết tay fax về cho tổng giám đốc Bình và phó tổng giám đốc Công nói rõ: ngày  6-5-1995 tôi đã gọi điện đến văn phòng đại diện yêu cầu gặp đại diện của người lao động là ông Cường. Tôi cầm điện thoại chờ hai tiếng đồng hồ nhưng cô ta không cho gặp .Phiên dịch này nói về tôi: " Từ 9h sáng cho đến 11 giờ, cô ta nhất định không nói tên hoặc một thông tin gì mà chỉ đòi gặp chú Cường, cô ta có những hành động láo xược ngay trên điện thoại, không chịu trao máy cho người Hàn". Điều này chứng tỏ tôi muốn gặp bằng được người đại diện của mình để giải quyết sự việc cần thiết.

Bộ Giao Thông không giải quyết khiếu nại của tôi mà chuyển hồ sơ của tôi sang tòa án Lao động:

Hình ảnh nội tuyến 15

Tòa án lao động Thành phố Hà Nội có quyết định số 02/ĐC-LĐ ngày 20-2-2003:

Đình chỉ vụ án tranh chấp lao động vì quá hạn trong khi tôi chưa thanh lý hợp đồng. Khiếu nại đến tòa án tối cao:

Hình ảnh nội tuyến 25Hình ảnh nội tuyến 17

Tòa án lao động tối cao nhận xét: " Xét thấy việc kiện của chị Khương là việc kiện giữa công ty môi giới lao động, chứ không phải kiện chủ sử dụng lao động. Chủ sử dụng lao động là công ty Huynh Sung không đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị Hồ Thị Bích Khương, mà do chị bỏ trốn bị trục xuất " Như vậy tôi bị mất quyền cư trú tại Hàn Quốc, không thực hiện được hợp đồng lao động chứ không phải bị chấm dứt hợp đồng. Tôi cũng không vi phạm gì để cảnh sát Hàn Quốc trục xuất tôi.
Tòa án tối cao có quyết định Đình chỉ vụ án tranh chấp lao động số: 57/LĐPT ngày 11- 4 -1993 :

Hình ảnh nội tuyến 4Hình ảnh nội tuyến 8Hình ảnh nội tuyến 12


Tòa án không xuất trình được văn bản trục xuất của cảnh sát Hàn Quốc khi tôi yêu cu, vì tôi đã không làm gì sai pháp luật Hàn Quốc để b trc xut. Hơn nữa, khi nhận hồ sơ, tòa án Lao động xem xét nếu không phải vụ án lao động thì tòa không được thụ lý hồ sơ của tôi. Tòa đã đình chỉ một vụ án không hề có. Vụ việc của tôi chưa hề được giải quyết.
Tôi lại phải đến trụ sở trung ương đảng, Văn phòng Quốc Hội, văn phòng chính Phủ. Văn phòng thanh tra, Văn phòng kiểm tra trung ương đảng chuyển về cho Bộ trưởng BGTVT giải quyết. Mỗi lần phiếu hướng dẫn của các văn phòng này chỉ tôi xuống BGTVT và công ty LOD là tôi bị họ cho bảo vệ bộ BGTVT và bảo vệ công ty LOD đánh đập đuổi khỏi cơ quan. Tôi xin trích một trong những phiếu của trụ sở trung ương đảng chuyển đến bộ trưởng BGTVT làm cho tôi bị bảo vệ đánh đập thương tích.

Phiếu hướng dẫn số 175/HD-KT ngày 16-5-2003, đến Bộ GTVT tôi bị đánh đập:

Hình ảnh nội tuyến 14Hình ảnh nội tuyến 27


Bộ trưởng BGTVT không giải quyết đơn thư, còn cho người đánh đập tôi và chuyển tôi trở về công ty LOD. Mặc dù khi chuyển phiếu xong, tôi vẫn chờ đến thời hạn giải quyết từ 7->> 15 ngày theo quy định, thì trong hạn đó,10 ngày sau đến công ty LOD hỏi kết quả, tôi lại bị đánh đập gây thương tính.
Giấy Hướng dẫn của Chánh thanh tra Bộ GT Vận Tải

:Hình ảnh nội tuyến 21


Theo phiếu hướng dẫn này, tôi đến công ty LOD và tiếp tục bị đánh đập
Ngày 26-5-2003(Ngày đến hạn), tôi đến công ty LOD hỏi kết quả giải quyết tôi thì lại bị bảo vệ công ty LOD bị đánh gây thương tích. Trụ sở trung ương đảng lại cho tôi giấy đến công an phường Phạm Đình Hồ nơi trụ sở công ty LOD đóng. Tôi bị bảo vệ đánh đập gây thương tích chảy máy miệng và sưng vù mặt nhiều lần. Ngày đó chúng tôi chưa có máy điện thoại để chụp lấy bằng chứng như bây giờ. Chúng tôi khiếu kiện xa nhà còn phải đi nhặt rác kiếm sống nên cũng không có tiền đi bệnh viện lấy giấy chứng thương. Chúng tôi chỉ biết đem thân xác đầy thương tích đến trung ương đảng kêu cứu. Trụ sở trung ương đảng không có biện pháp gì ngoài việc cho tôi giấy hướng dẫn đến đồn công an nơi có trụ sở của Bộ GTVT và công ty LOD đóng. Công an không bao giờ bảo vệ chúng tôi.

 Hình ảnh nội tuyến 24

Phiếu hướng dẫn số 125/HD-KT của trụ sở trung ương đảng đến công an phường Phạm Đình Hồ cũng không ai giải quyết cho tôi.
Trụ sở Trung ương đảng có hàng trăm phiếu hướng dẫn đến đến Bộ GTVT  và công ty LOD thì tôi thường xuyên bị đánh đập. Đây là số ít những tờ phiếu hướng dẫn của Trụ sở trung ương đảng đem tôi đến hai cơ quan này đểtôi thường xuyên bị đánh đập.


Hình ảnh nội tuyến 20

Bộ GTVT từ chối vì tòa án đã giải quyết vụ việc của tôi:

Hai công văn số 3201/TTr của chánh thanh tra Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Hướng, và công văn số 3398/CV-BGT của thứ trưởng bộ giao thông Phạm Duy Anh đùn đẩy sự việc cho tòa án tối cao.

Hình ảnh nội tuyến 23Hình ảnh nội tuyến 3Hình ảnh nội tuyến 29

Khi tôi kiện làm rõ việc tôi bị về nước thì hàng loạt giấy tờ của trụ sở trung ương đảng chuyển về cho Bộ giao Thông Vận Tải vn không được giải quyết. Họ lại chuyển đến Bộ Lao Động Thương Binh & xã hội. Bộ này trả lại cho Bộ trưởng GTVT. Bộ trưởng Bộ Thương Binh và Xã hội cũng chuyển tôi về bộ giao Thông. Bộ GTVT là cơ quan chủ quản của công ty LOD thuộc thẩm quyền giả quyết. Tôi cũng không được giải quyết khiếu nại: 


 Hình ảnh nội tuyến 30Hình ảnh nội tuyến 28 

Những giấy tờ của đảng và QUốc Hội chuyển đến chính Phủ Yêu cầu giải quyết.

Hình ảnh nội tuyến 22


Sự việc xảy ra đã 22 năm rồi, bao nhiêu đờì lãnh đạo thay đổi vẫn chưa có ai giải quyết đúng pháp luật cho tôi. Ngược lại tôi bị đánh đập dã man trên con đường khiếu kiện:

Ngày 01 tháng 09 năm 2003. tại trụ sở tiếp dân trung ương đảng số 1, Mai Xuân Thưởng, Hà Nội, cán bộ trung ương đảng phát loa chỉ đạo công an đánh đập dân khiếu kiện. Ngày hôm đó, tôi bị 3 công an trong đó có Vũ công Dương công cửi quân phục đánh đập nặng nề nhất. Sau khi tôi ngất xỉu, thì bị vứt lên xe chở đi nhốt giam 15 ngày. Sự việc đã được bà con khiếu kiện khắp 3 miền bắc trung Nam làm đơn tố cáo. Khi tôi được thả ra, họ đem lại cho tôi một bản lấy chứng từ biết cho thấy rằng công an an ninh đã bảo vệ việc làm sai trái của công ty LOD và các cơ quan làm trái pháp luật mà không bảo vệ người Bị hại..
Cũng từ đây, khi tôi đi khiếu kiện thi bị đánh đập tàn bạo và nhiều hơn, sau đó còn bị vu khống bắt bỏ tù 3 lần. Hiện nay tôi tôi không có nhà cửa để ở, còn bị quản chế không được đi đâu cả. Những bản án bị cướp tôi đi lấy lại cũng không được trả.

Đơn tố cáo của người dân 3 miền đất nước chứng từ tôi bị đánh đập ngày 1-9-2003tại trụ sở trung ương đảng


 :Hình ảnh nội tuyến 18Hình ảnh nội tuyến 11


Tôi đến tận cả nhà các lãnh đạo cao gửi đơn kêu oan. nhiều nhất là thời Thủ Tướng Phan Văn Khải , chủ tịch nước Trần Đức Lương, tổng bí thưNông Đức Mạnh là thời Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An,  tôi cũng đã đến cổng nhà ông tổng bí thư đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng bây giờ. Ngày đó ông còn nằm trong danh sách ủy viên bộ chính trị. không ai giải quyết cho tôi. Ngược lại công an đã đánh đập đàn áp ngày càng tàn bạo hơn. Sau đó tôi đã bị vu khống, bị kết tội cầm tù 3 lần liên tiếp để khỏi đi khiếu nại. 
Khi ra tù, họ không cho tôi bản án, lại còn cướp bản án của tôi. Ngay cả trong vụ án 5 năm tù mà tôi vừa khế thúc ngày 15 tháng 1-2016 vừa rồi, công an trại giam Thanh Xuân cũng đã cướp hồ sơ và bản án của tôi Đươc ra tù, tôi đòi công an trại giam Thanh Xuân trả bản án, họ không trả cho tôi nên tôi không chịu ra tù. Công an đã cưỡng chế, bắt tôi lăn tay cho bằng được nên văn bản bị nhem nhuốc. Tôi bị sai khớp tay vì họ làm văn bản này.
Bản lăn tay khi công an cưỡng chế tôi ra tù:

Hình ảnh nội tuyến 26


Sự việc xảy ra đã 22 tôi đã khiếu kiện chính quyền Việt Nam Không những không bảo vệ quyền lợ hợp pháp cho tôi mà còn đồng lõa với công ty LOD dàn áp dánh đạp tôi giã man, bắt tôi cầm tù nhằm ngăn chạn khiếu kiện đòi quyền lợi, họ đã xâm phạm quỳn con ngời cơ bản của tôi: 1- Công Ty LOD không đem tôi đi lao động không làm trọn trách nhiệm của mình, để chủ sử dụng lao động chuyển tôi đi làm sai việc với hợp quy định. để tôi bị buộc về nước trái pháp luât vi phạm Điều 23, khoản 1, khoản 3 "Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền "Ai cũng có quyền được làm việc, được tự do lựa chọn việc làm, được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi và được bảo vệ chống thất nghiệp".
-Công ty LOD còn chiếm đoạt tiền đặt cọc 200 USD, và toàn bộ 7 tháng tiền lương lao động của tôi tại Hàn Quốc là hoàn toàn sai. Không có ai có quyền xâm phạm. vi pham khoản 3 điều 23 này Là "Người làm việc được trả lương tương xứng và công bằng" 
2- Nhà cầm quyền Việt Nam không bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho tôi Vi phạm vào điều còn đồng lõa cùng công ty LOD cản trở khiếu nại bắt bớ đàn áp đánh đập tôi tàn bạo trong 22 năm qua. Việc công ty LOD và nhà cầm quyền cho công an đánh đập tôi Vi phạm điều 23 khoản 3" Ai cũng có quyền được sống, tự do, và an toàn thân thể Nhà cầm quyền lật lọng tôi vu khống cáo buộc cầm tù 3 lần: 
- Lần thứ nhấtnăm 2005 Vu khống cáo buộc kết tôi bỏ tù tội 6 tháng tội "gây rối trật tự công cộng" Là sai trái,là bất công. Vi phạm điều 26 công ước nhân quyền LHQ " Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có quyền được pháp luật bảo vệ" Trong vụ việc này nhà cầm quyền không bảo vệ tôi thậm chí còn phải bắt tôi bỏ tù
-Lần Năm 2007 Vu khống cáo buộc kết tội bỏ tù tôi 2 năm tội "lợi dụng quyền tự do dân chủ" 
- Năm 2011 Vu khống cáo buộc kết tội bỏ tù tôi 5 năm tội " Tuyên truyền chống nhà nước" chỉ vì tôi đi khiếu kiện dòi lại tài sản của mình chính quyền độc tài không thể giải quyết cho tôi cùng những người dân bị hại họ đã vi phạm điều công ước quốc tế về quyền dân sự chính tri điều19 " Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia"
Công ty LOD và hệ thống chính quyền nhà nước việt Nam đã vi phạm nhân quyền rất nghiêm trọng. Họ đã vi phạm pháp luật việt Nam, vi phạm Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, công ước về Quyền dân sự & Chính Trị trong khi Việt Nam là một thành thành viên Trong nhà công an biệt giam tra tấn đánh đập tôi vi phạm Điều 5: Không ai có thể bị tra tấn hay bị những hình phạt hoặc những đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp nhân phẩm.
Điều 7: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ bình đẳng không kỳ thị. Mọi người đều được bảo vệ chống lại mọi kỳ thị hay xúi giục kỳ thị trái với Tuyên Ngôn này.
Chính quyền Việt Nam và công ty LOD đã vi phạm nghiêm trọng quyền con người đói với tôi, mà nhà cầm quyền việt Nam không hề có biện pháp giải quyết khác phục nên tôi viết bản bảo cáo nay gửi đến tổ chức nhân quyền quốc tế mong quý vị can thiệp khi việt nam là một thành viên.  Tôi viết bản báo cao này đến tổ chức nhân quyền quốc tế mà Việt Nam là một thành viên, với mong muốn của tôi là được khăc phục hiệu quả các quyền lợi bị xâm phạm theo điều 2: điểm 3, mục a,b của công ước quốc tế là mà việt Nam đã ký là 3. Các quốc gia thành viên Công ước cam kết:a) Bảo đảm rằng bất cứ người nào bị xâm phạm các quyền và tự do như được công nhận trong Công ước này đều nhận được các biện pháp khắc phục hiệu quả, cho dù sự xâm phạm này là do hành vi của những người thừa hành công vụ gây ra;b) Bảo đảm rằng bất kỳ người nào có yêu cầu về các biện pháp khắc phục sẽ được các cơ quan tư pháp, hành pháp hoặc lập pháp có thẩm quyền hoặc bất kỳ cơ quan nào khác có thẩm quyền do hệ thống pháp luật của quốc gia quy định, xác định quyền lợi cho họ và sẽ mở rộng khả năng áp dụng các biện pháp khắc phục mang tính tư pháp;
c) Đảm bảo rằng các cơ quan có thẩm quyền sẽ thi hành các biện pháp khắc phục đã được đề ra.


Nam Anh Ngày 09/03/2016

Người tố cáo.


Hồ Thị Bich Khương.